Sau hơn 2 tuần được các bác sĩ mổ cấp cứu lấy thai nhi, chiều 27-7, chị Đậu Thị Huyền Trâm (sinh năm 1991 ở Hà Tĩnh)-một thai phụ bị ung thu phoi giai doan cuoi có nghị lực phi thường chiến đấu với đau đớn để mang lại cơ hội sống cho con trai, đã qua đời tại quê nhà.
Trước đó, gần 20 bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện (BV) K trung ương và BV Phụ sản trung ương đã mổ bắt con thành công cho sản phụ Đậu Thị Huyền Trâm. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K trung ương, tại thời điểm mổ lấy thai khi đó thai nhi mới được 29 tuần nhưng sức chịu đựng của người mẹ thật đáng khâm phục.
Bệnh nhân Trâm nhập viện ngày 24-6 ở tuần thai thứ 27 với căn bệnh tiến triển nặng, hạch to lên, tràn dịch màng phổi, bệnh nhân khó thở suy hô hấp mức độ nhẹ. Tuy nhiên, bệnh nhân từ chối làm tất các những xét nghiệm chụp chiếu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều trị tại khoa Nội 1, BV K cơ sở 1 được một tuần thì bệnh nhân có biểu hiện khó thở tăng lên. Ngay lập tức, thai phụ được chuyển lên khoa Gây mê Hồi sức. Bác sĩ Trần Đức Thọ, Phó Trưởng khoa Gây mê Hồi sức cho biết, tại đây bệnh nhân được hỗ trợ thở ôxy, điều trị kháng sinh, sử dụng thuốc cầm máu, hút dịch mỗi ngày một lần và cung cấp chế độ dinh dưỡng đặc biệt với mục đích điều trị triệu chứng để hỗ trợ, tăng đề kháng, giúp bệnh dễ thở hơn
Cảm nhận được nghị lực phi thường, tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con nên mỗi nhân viên y tế tại BV đều cố gắng hết sức mình. Hội chẩn với các chuyên gia BV Phụ sản trung ương, BV Bạch Mai đều thống nhất cố gắng duy trì em bé được ở trong bụng mẹ thêm một ngày cơ hội sống của trẻ càng cao. Tối 10-7, thai nhi ở tuần thứ 29, các bác sĩ nhận thấy sức chịu đựng của bệnh nhân đã đến giới hạn, lo ngại cơn suy hô hấp có thể đến bất cứ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng của cả hai mẹ con nên BV K gọi BV Phụ sản trung ương hỗ trợ. Ngay lập tức 2 kíp mổ và hỗ trợ sơ sinh được điều sang BV K thực hiện ca mổ. Theo bác sĩ Trần Đức Thọ, điều đặc biệt ở ca mổ này là các bác sĩ phải mổ lấy thai khi bệnh nhân đang ngồi trên bàn mổ, hai y tá đỡ hai bên lưng, bác sĩ cúi ngang bàn để mổ lấy thai. Với bệnh nhân này cũng không thể gây mê, vì nếu gây mê thì khó có thể tỉnh lại được, bác sĩ cũng không dám tiêm thuốc an thần vì sợ dẫn đến suy hô hấp nặng hơn. Vì thế trong suốt ca mổ, bệnh nhân gần như tỉnh. Ngay sau khi thai nhi chào đời đã được các bác sĩ cho vào lồng ấp chuyển thẳng đến BV Phụ sản trung ương điều trị.
Sức khỏe suy kiệt sau hơn 7 tháng mang bầu, trong khi bản thân bị ung thu phoi giai doan cuoi, chị Trâm đã không thể trụ vững. Những ngày trước khi mất, sức khoẻ Trâm rất yếu, các bác sĩ phải cố từng ngày, mong sức khỏe của bệnh nhân cải thiện. Tuy nhiên, khối u đã di căn khắp cơ thể, bệnh nhân không đủ sức để chịu đựng bất cứ can thiệp nào cho việc điều trị ung thư. Những ngày cuối ở viện, chị Trâm ăn ngủ rất kém, tiên lượng xấu nên chiều 26-7, gia đình đã xin cho chị về quê. Trước đó, các bác sĩ đã đưa chị sang BV Phụ sản trung ương để được nhìn mặt con lần cuối.
Hiện con trai chị Trâm đang nằm điều trị tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, BV Phụ sản trung ương. Bé vẫn phải thở máy, được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch. Bé sẽ tiếp tục được chăm sóc đặc biệt cho đến khi cứng cáp, có thể tự thở. Theo các bác sĩ, trẻ sinh non tháng như trường hợp này có thể phải nằm viện 3 tháng. Khi mới được đưa vào Trung tâm bé nặng 1,2 kg.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét