Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

5 cây thuốc hạ sốt cho bé an toàn, nhanh chóng mẹ nên biết



Khi trẻ bị sốt mà bạn không muốn dùng thuốc hạ sốt hoặc đã dùng nhưng thân nhiệt của bé vẫn cao, thuốc lại chỉ được dùng cách nhau 6 tiếng, lúc này các mẹ nên sử dụng một trong những cây thuốc hạ sốt sau, hiệu quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
cây thuốc hạ sốt cho trẻ em
Với những trường hợp trẻ sốt không cao, các mẹ hoàn toàn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cây thuốc mọc phổ biến trong vườn nhà
Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể
Sốt là biểu hiện của cơ thể khi đang phải đấu tranh với tình trạng nhiễm khuẩn để chiến thắng tác nhân gây bệnh. Trẻ em được đánh giá là sốt khi nhiệt độ cơ thể của trẻ trên 37, 5 độ C.
hạ sốt cho trẻ em
Sốt là một phản ứng của cơ thể để tự chống lại tình trạng nhiễm khuẩn
Hiện nay có rất nhiều cách để hạ sốt cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng, trong đó điển hình là dùng miếng dán hạ sốt và uống thuốc hạ sốt.
Tuy nhiên, có một phương pháp rất an toàn, mang lại hiệu quả nhanh chóng mà ít mẹ để ý tới đó là dùng những cây thuốc hạ sốt quen thuộc mọc ngay trong vườn nhà.
1. Hạ sốt bằng cây húng chanh
cây húng chanh hạ sốt
Cây húng chanh là một vị thuốc phố biến trong Đông y dùng để trừ đờm, giải độc, hạ sốt do cảm nắng, nhiễm lạnh (Ảnh internet)
Cây húng chanh còn gọi là rau tần, tần lá dày, là một vị thuốc trong Đông y có công dụng bổ phế trừ đờm, giải cảm, ra mồ hôi, thông khí, giải độc, trị các chứng ho, viêm họng, nghẹt mũi, cảm cúm, mất tiếng, giọng khàn…
Trong dân gian, cây húng chanh được biết đến như một cây thuốc hạ sốt trong trường hợp bị sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm lạnh.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá húng chanh tươi, rửa sạch giã nát.
- Cho thêm một chút muối và một ít nước sôi để nguội đổ vào và trộn đều rồi vắt lấy nước để uống (nếu hạ sốt cho trẻ em mỗi lần cho bé uống một thìa cà phê nước rau).
- Bã húng chanh lọc ra bỏ đi hoặc cho vào một chút rượu, bọc trong chiếc khăn mỏng rồi xoa khắp người trẻ.
2. Cây nhọ nồi
cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ em
Uống nước cây nhọ nồi và dùng bã đắp vào gan bàn chân trẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng (Ảnh internet)
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, đây là loại cỏ mọc hoang rất dễ tìm ở nước ta. Tuy là một loại cỏ mọc hoang nhưng cây nhọ nồi lại là một cây thuốc hạ sốt rất hiệu quả đã được dân gian sử dụng từ lâu.
Cách dùng:
- Cây nhọ nồi đem bỏ gốc và hoa đem ngâm rửa sạch sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội.
- Dùng cối giã nát hoặc máy xay xay nhuyễn ra sau đó lọc lấy nước để uống (nếu là trẻ nhỏ sốt các bạn chỉ cho bé uống mỗi lần 50ml đối với bé trên 1 tuổi, bé dưới 1 tuổi chỉ cho 2 đến 3 thìa cà phê, uống 2 đến 3 lần trong ngày).
- Trong trường hợp bị sốt kèm thêm ho, viêm họng nên cho thêm ít muối vào trong nước để uống.
- Nếu dùng hạ sốt cho trẻ nhỏ nhất là các bé dưới 1 tuổi các bạn có thể đun sôi để nguội rồi cho bé uống.
- Bã cây nhọ nồi sau khi lọc ra cho vào khăn mỏng lau người.
3. Hạ sốt bằng cây diếp cá
cây diếp cá hạ sốt
Diếp cá có tính mát và chứa kháng sinh tự nhiên nên giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạ sốt nhanh chóng (Ảnh internet)
Cây diếp cá hay còn gọi là dấp cá, đây là loại thảo dược khả hiệu nghiệm trong việc hạ sốt, đặc biệt là hạ sốt ở trẻ em. Vì trong cây diếp cá có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt ký sinh trùng, tiêu viêm.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá cây diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước uống. Nhưng dùng diếp cá theo cách này rất khó uống vì có vị tanh.
- Với trẻ nhỏ thì nên sử dụng diếp cá theo cách này để làm mất vị tanh vốn có, giúp trẻ dễ uống hơn: Đun 1 nắm lá cây diếp cá với 1 bát nước vo gạo đặc trong 20 phút với lửa nhỏ rồi chắt lấy nước, để nguội, cho trẻ uống ngày từ 2-3 lần.
Các mẹ có thể thêm một chút đường để tạo vị ngòn ngọt khiến bé thích uống hơn.
Để bé nhanh hết sốt, các mẹ có thể kết hợp giữa uống và chườm rau diếp cá cho con theo cách: Rau diếp cá sau khi giã, vắt bớt nước thì chia làm 3 phần, 2 phần kẹp vào nách, phần còn lại chườm lên trán bé. Lặp lại 2-3 lần như vậy, bé sẽ đỡ sốt đến 80-90%.
4. Cây húng quế và gừng
húng quế và gừng giúp hạ sốt
Húng quế và gừng ngoài tác dụng giảm nhiệt cơ thể còn giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh internet)
Không chỉ được biết đến như một loại rau thơm đặc trưng được dùng trong nhiều món ăn, húng quế còn được biết đến là cây thuốc hạ sốt có tác dụng hạ sốt nhanh. Khi kết hợp với gừng thì hỗn hợp gừng và húng quế ngoài tác dụng tống nhiệt lượng của cơn sốt ra khỏi cơ thể còn giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch trong cuộc chiến với vi khuẩn, virus.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 20 lá húng quế đem rửa sạch.
- Gừng tươi 5g đem băm nhỏ.
- Đổ 200ml nước vào hỗn hợp trên sau đó đem đun sôi để nhỏ lửa khi nào lượng nước còn lại khoảng một nửa là được.
- Lọc lấy nước để uống (có thể cho thêm ít mật ong vào cho dễ uống).
- Uống 2 đến 3 lần trong ngày, uống trong vòng ba ngày cho đến khi cơn sốt chấm dứt hẳn.
5. Cây rau má
cây rau má giúp hạ sốt
Rau má là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như mụn nhọt, táo bón, hạ sốt (Ảnh internet)
Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng dùng ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, giải độc, táo bón, hạ sốt.
Cách dùng rau má để hạ sốt rất đơn giản, có thể ăn sống hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Còn với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì nên dùng 2 lạng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt nước ra một cốc lớn. Cứ khoảng 1 tiếng lại cho bé uống vài thìa.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI HẠ SỐT CHO TRẺ
Bên cạnh dùng các cây thuốc hạ sốt, để hạ sốt nhanh, hiệu quả chúng ta cần chú ý:
- Mặc đồ thoáng mát, không mặc nhiều quần áo hay đồ bó sát làm nhiệt trong cơ thể không thoát được.
- Không đắp nước lạnh hay đá lạnh lên cơ thể.
- Bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước bằng cách uống nhiều các loại nước (nước lọc, nước cam, oresol…)
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn nhiều rau xanh nhất là các loại rau xanh đậm, có lá.

- Khi sốt trên 40 độ C, cần tới cơ sở y tế ngay để được chữa trị sớm, tránh các biến chứng phức tạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét