Mùa thu được coi là mùa dễ chịu nhất trong năm do thời tiết
mát mẻ, nhưng ít người biết rằng đây là mùa dễ mắc một số bệnh hơn hẳn các mùa
khác vì nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhau.
mùa thu dễ mắc bệnh hơn
Mùa thu có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, do
đó con người dễ mắc một số bệnh hơn hẳn các mùa khác (Ảnh internet)
Mùa thu tới, thời tiết chuyển dần từ oi nồng nóng bức sang
mát mẻ khô ráo, chuẩn bị cho cái giá rét của mùa đông. Bởi vậy mà có sự chênh lệch
nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm, lại thêm sự thay đổi không khí lúc ẩm, lúc
hanh khô kết hợp với gió khiến các loại virus phát triển mạnh. Điều này khiến
cơ thể không kịp thích nghi và dễ mắc bệnh vào mùa thu.
1. Sốt virus
sốt virus
Bệnh sốt virus thường xảy ra vào mùa thu (Ảnh internet)
Sốt virus thường được phát hiện vào khoảng thời gian giao
mùa, tiêu biểu như mùa thu. Bệnh có biểu hiện dưới dạng như sốt phát ban, cảm
cúm… Người bệnh thường sốt ở khoảng 38,5 độ, người đau nhức, mệt mỏi, đau đầu,
mắt vằn đỏ, có thể có hắt hơi nhiều, chảy nước mũi liên tục.
Cách tốt nhất để phòng tránh sốt virus là giữ gìn một chế độ
sinh hoạt hợp lý, đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
2. Đau họng, cảm cúm
đau họng cảm cúm hay xảy ra vào mùa thu
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm vào mùa thu là
nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau họng, cảm cúm (Ảnh internet)
Sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm cùng sự thay
đổi đột ngột về thời tiết và nhiệt độ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau họng,
cảm cúm về mùa thu.
Chưa kể tới việc hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy
giảm ở thời gian này, khiến chúng ta dễ mắc bệnh vào mùa thu hơn. Đau họng, cảm
cúm thường đi kèm các dấu hiệu như ớn lạnh, họng sưng đau, ho, khản tiếng, sốt,
đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều…
Để tránh không mắc bệnh vào mùa thu, ngoài việc giữ gìn sức
khỏe, chúng ta cần giữ ấm cơ thể khi về đêm, nếu đi đâu xa hoặc ra khỏi nhà lâu
thì nên mang thêm áo dự phòng để tránh việc cơ thể bị lạnh vào buổi tối.
3. Hen suyễn dị ứng/viêm mũi dị ứng
xịt họng khi bị bệnh hen suyễn
Vào mùa thu, bệnh hen suyễn dễ bùng phát hơn các mùa khác (Ảnh
internet)
Tương tự như mùa xuân, mùa thu là lúc trong không khí có khá
nhiều loại phấn hoa, mùi thơm hoa cỏ, cũng như bụi bẩn và nhiều loại nấm mốc,
vi khuẩn khác. Khi hít phải những thứ này, những người có hệ hô hấp nhạy cảm rất
dễ bị dị ứng, gây hắt hơi liên tục, nặng hơn là dẫn tới viêm mũi dị ứng hoặc thậm
chí là hen suyễn dị ứng. Biểu hiện tiêu biểu của chứng bệnh này là hắt hơi, chảy
nước mũi, cay mắt, nghẹt mũi, khó thở, có thể bị cơn hen, khó thở đối với trường
hợp hen do dị ứng.
Để tránh mắc bệnh vào mùa thu, những người có cơ địa dị ứng,
nhạy cảm với các kích tố trên tránh xa các nguồn gây dị ứng, hạn chế tiếp xúc tối
đa. Ngoài ra, tất cả chúng ta đều nên sử dụng khẩu trang khi đi ra đường để
tránh khói bụi xâm nhập sâu vào hệ hô hấp. Nếu không may mắc bệnh, cần đi khám
và dùng thuốc theo chỉ định.
4. Viêm đường hô hấp
bệnh viêm đường hô hấp vào mùa thu
Vi khuẩn, virus phát triển mạnh vào mùa thu nên dễ gây ra bệnh
viêm đường hô hấp (Ảnh internet)
Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm vào mùa thu, các loại
virus, vi khuẩn có thời cơ phát triển nhanh chóng. Nếu kết hợp với một trong số
các chứng bệnh, nó có thể chuyển biến nặng lên thành viêm đường hô hấp, viêm phế
quản, viêm phổi,… khiến cơ thể chúng ta suy nhược trầm trọng.
5. Bệnh loét dạ dày, tá tràng
Bệnh loét dạ dày, tá tràng bạn có thể gặp tại bất kỳ thời điểm
nào trong năm nhưng vào mùa thu, khi hệ miễn dịch giảm thì các vi khuẩn có hại
lại càng có cơ hội hoành hành, điều đó khiến nguy cơ loét dạ dày, tá tràng càng
gia tăng.
6. Đau mắt đỏ
bệnh đau đỏ thường bùng phát vào mùa thu
Thời tiết khô hanh vào mùa thu cộng với virus phát triển mạnh
là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt đỏ bùng phát (Ảnh internet)
Đau mắt đỏ là một bệnh thường mắc vào thời điểm từ mùa hè
cho tới hết mùa thu. Trong thời gian này, do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể
khó mà thích ứng kịp nên hệ miễn dịch thường hoạt động kém hiệu quả hơn. Ngoài
ra, thời tiết chuyển khô hanh, làm khói bụi lơ lửng trong không khí lâu hơn,
đây cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt đỏ bùng phát.
Đau mắt đỏ thường đi kèm các triệu chứng: mí mắt sưng to, mọng,
mắt đỏ và đau nhức, chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn dử.
7. Suy tim
bệnh suy tim vào mùa thu
Những người có bệnh lý về tim mạch thường sẽ nặng hơn vào
mùa thu (Ảnh internet)
Những người có bệnh lý về tim mạch thường sẽ nặng hơn vào
mùa thu. Nguyên nhân là do cơ thể phải luôn cố gắng thay đổi thích nghi với thời
tiết nửa nóng nửa lạnh của mùa thu tạo một áp lực khá lớn lên hệ tuần hoàn của
cơ thể. Từ đó làm quá tải hệ tim mạch và hậu quả nghiêm trọng là suy tim.
Để phòng tránh, ngoài việc sử dụng các thực phẩm giàu
vitamin và chất khoáng, hạn chế chất béo và đạm nhiều, chúng ta nên thường
xuyên vận động để điều hòa hoạt động tim mạch cũng như tự lưu ý và thăm khám tại
các cơ sở y tế thường xuyên để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét