Tam su gia dinh-
Con ốm nhưng chồng vẫn bỏ mặc để đi chơi tới khuya, Nhung cằn nhằn thì
anh nổi cáu quát: "Cô cố bẫy tôi để có nó thì giờ tự chăm đi".
Gần ba năm kết hôn, Nhung, 29 tuổi ở Tây Hồ, Hà Nội hầu như
chỉ toàn nếm cay đắng, tủi hờn vì chồng coi vợ con như vô hình.
"Có lẽ tôi đã sai từ đầu khi cố trói anh ấy",
Nhung thổ lộ. Cô cho biết, trước đây, cô và anh làm chung công ty. Cô thích anh
nhưng không dám nói vì biết anh đã có người yêu. Khi thấy anh suy sụp vì chia
tay bạn gái, Nhung mới gần gũi chia sẻ. Sau vài tháng, thấy anh cũng đáp lại
nhưng không mặn mà lắm và có vẻ vẫn lưu luyến người xưa, Nhung tiến thêm một bước,
bật đèn xanh cho anh làm "chuyện ấy". Khi cô có bầu, anh sốc vì cô từng
nói luôn dùng thuốc tránh thai.
"Đám cưới diễn ra như ý muốn của tôi. Nhưng tôi đã lầm
khi cho rằng sẽ chiếm được trọn trái tim anh", cô kể. Cưới xong, chồng đi
sớm về muộn, chẳng hề quan tâm tới vợ con. Hễ cô hỏi han hay trách vô tâm là
anh cáu, thậm chí quát tháo: "chính cô đã khiến tôi khổ sở thế này".
Anh hay vào xem Facebook của người cũ, thỉnh thoảng nhắn tin, gọi điện cho cô ấy.
Nhung biết mà không thể làm gì.
"Tôi khổ hơn làm mẹ đơn thân vì một mình phải gồng gánh
kinh tế, chăm con và nhìn chồng sống cạnh mình mà tim nghĩ về người khác",
Nhung chia sẻ.
Nhà tâm lý Văn Thanh Sỹ, tổng đài tư vấn tâm lý 1088 TP HCM
cho biết, những cuộc hôn nhân ép buộc bằng việc có bầu thường có tỷ lệ hạnh
phúc rất thấp.
Theo ông Sỹ, nam giới thường có cái tôi rất lớn và ghét nhất
là bị "úp sọt". Họ có thể chấp nhận lấy người đã qua một đời chồng, từng
có con với người khác nhưng vẫn bất mãn nếu bị bắt làm bố bất đắc dĩ. Một số
nam giới thì muốn thoải mái nếm "trái cấm" khi yêu nhưng lại không sẵn
sàng chịu trách nhiệm khi để lại hậu quả. Khi ấy, rõ ràng người phụ nữ phải chịu
nhiều cay đắng.
Trường hợp của Thanh, nhân viên một công ty bất động sản ở Mỹ
Đình, Hà Nội, là một điển hình.
Thanh quê Nam Định. Chồng cô là trai Hà Nội, gia đình khá giả.
Ngay khi mới yêu, cô đã biết anh có tính ham chơi, đào hoa. Cả hai sớm có
"chuyện ấy" nhưng lần nào anh cũng cẩn thận dùng bao. Sau hai năm yêu
mà không thấy bạn trai hỏi cưới, Thanh nói mình có thai, đưa cho anh xem que thử
(mượn của người khác). Dù rất bất ngờ vì mình luôn dùng biện pháp phòng tránh
nhưng anh chàng vẫn rơi vào đúng kế hoạch của cô: Từ đó trở đi, anh không sử dụng
"áo mưa" nữa.
"Một tháng sau mình có thai như đúng ý nhưng anh ấy
cũng phát hiện đã bị lừa nên rất tức tối và không muốn cưới", Thanh kể.
Tuy vậy sau vài tháng nhùng nhằng, đám cưới cũng diễn ra.
Từ đó tới giờ, Thanh luôn ân hận vì kế hoạch của mình. Sau
khi cưới, chồng bồ bịch với hết người này tới người khác. Anh thậm chí có lúc
còn đánh, tát vợ. "Anh ấy còn nói rằng tôi đã 'úp sọt' để được cưới thì giờ
đừng đòi hỏi gì nữa", Thanh tâm sự.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, từ những trường hợp được họ
tư vấn, đa số các cô gái bẫy chồng bằng đứa con đều phải chịu đựng cuộc hôn
nhân cô độc. Ảnh: Upbeat dad.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, từ những trường hợp được họ
tư vấn, đa số các cô gái "bẫy" chồng bằng đứa con đều phải chịu đựng
cuộc hôn nhân cô độc. Ảnh: Upbeat dad.
Bà Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tâm lý - tình yêu -
hôn nhân, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cho rằng, khi cố tình có bầu để
ràng buộc người đàn ông, các cô gái nghĩ mình chủ động nhưng thực chất họ lại
trở nên yếu thế trong mối quan hệ.
Trường hợp một cô gái bà từng tư vấn là một điển hình. Kim,
26 tuổi ở Bình Dương, yêu một người đàn ông có vợ. Nghe anh kể, cô biết vợ chồng
anh trục trặc vì lấy nhau vài năm chưa có con và lỗi do người vợ. Kim tin nếu
cô có thai thì người tình sẽ lập tức bỏ vợ, cưới mình. Thế nhưng, khi biết tin
Kim có bầu, anh ta lại nói không thể ly hôn vì nhiều vấn đề khó nói và cuối
cùng cắt đứt liên lạc với Kim. Cô gái trẻ khổ sở với cái bụng ngày một lớn, hứng
chịu bao lời gièm pha và đối mặt với tương lai mờ mịt.
Theo nhà tâm lý Hồng Hà, việc cố có bầu để ép cưới, dù thế
nào người phụ nữ vẫn gánh chịu nhiều rủi ro. "Hơn nữa, khi bất hạnh trong
hôn nhân, phụ nữ thường nhìn đứa con như là thất bại của mình nên luôn dằn hắt,
cay đắng. Khi đó, đứa trẻ chính là người phải hứng chịu bất hạnh lớn nhất",
bà nói.
Còn theo ông Văn Thanh Sỹ, thực tế, vẫn có những đôi kết
thúc có hậu, nhưng để đến được đích đó, cần sự nỗ lực và hy sinh rất lớn của
người phụ nữ.
"Đầu tiên, họ phải chấp nhận sự thật người đàn ông này
không yêu mình nhiều, thậm chí chẳng yêu. Phải xác định rằng cưới về sẽ phải chịu
khổ bởi người chồng ấy rất có thể sẽ chơi bời, vô trách nhiệm với gia
đình", ông Sỹ lý giải. Theo ông, sau 5 năm chung sống, khi đứa con 5-6 tuổi
không còn khiến bố mẹ phải quá cực nhọc chăm bẵm nữa, người đàn ông cũng đã cảm
nhận được sự hết lòng và tình yêu của vợ thì họ có thể mới biết trân trọng gia
đình.
"Nếu không phải rơi vào đường cùng, đừng chọn cách này.
Bạn hãy tự hỏi liệu người đàn ông đó có đáng để mình phải chịu đựng như vậy
không?", ông nói.
Theo VNXPRESS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét