Để ăn uống an toàn, vấn đề không chỉ là ăn gì mà còn là dụng
cụ chế biến, nấu nướng ra sao.
Thực tế, việc sử dụng
chúng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng món ăn cũng như sức khỏe của bạn.
1. Chảo chống dính. Rất thân thuộc trong đời sống nhưng có
thể gây hại nếu dùng sai. không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa,
kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng
rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc
khăn mềm (Xem thêm lời khuyên khi dùng tại đây)
2. Thìa gỗ: Gỗ dễ dàng hấp thu độ ẩm vì thế thúc đẩy quá
trình sinh sôi của các vi khuẩn nhanh hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay đũa
gỗ khi chúng bị nứt, mốc hoặc phai màu (Chi tiết tại đây)
3. Đũa gỗ bóng, đũa dùng 1 lần. Nếu đũa 1 lần chứa nhiều hóa
chất khiến chức năng gan, thận bị rối loạn… dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh mãn
tính và ung thư; thì đũa sơn bóng đẹp cũng không hề thân thiện với sức khỏe.
4. Đồ nhựa dùng 1 lần: Đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng thường
chứa chất độc hại, có thể gây ra các bệnh như vô sinh, béo phì, ung thư,… Xem
tác hại của từng loại nhựa tại đây
5. Lò vi sóng. Theo Cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa kỳ, các
loại thức ăn ít nước được nấu trong lò vi sóng có thể mất đến 97% chất chống
oxi hóa. Đồ dùng nhà bếp này còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư (Chi tiết tại đây)
6. Giấy ăn/Giấy cuộn lau bát đĩa. Thường đây là sản phẩm được
tái chế. Tạp chất trong đó có thể bám lại trên bề mặt gây độc cho người dùng
khi tiếp xúc qua da hoặc nuốt vào (Chi tiết tại đây). Bạn cũng có thể nhận biết
các loại giấy ăn an toàn tại đây
7. Nồi nhôm. Các phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính
cao, gặp thức ăn có chất chua và tính kiềm, dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình
thành chất hỗn hợp nhôm. chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức
năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính... Xem dấu hiệu nhận biết đồ nhôm
độc hại tại đây
8. Thớt nhựa/gỗ. Thớt gỗ dễ thấm hút nước và các loại mùi,
nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Thớt nhựa chỉ nên thái thức ăn đã chế biến,
còn thớt thủy tinh chỉ nên dùng cho rau củ và thực phẩm mềm (Xem cách bảo quản
từng loại thớt tại đây)
Những đồ dùng có thể gây hại trong căn bếp của bạn - ảnh 1
Mỗi loại thớt có một tác hại khác nhau (ảnh minh họa:
Internet)
9. Màng bọc thực phẩm. Màng bọc PVC khi cho trong lò vi sóng
bị phân huỷ và giải phóng các chất độc hại thuộc nhóm dioxin, ngấm vào thức ăn
và tích tụ trong cơ thể gây hại (
10. Tủ lạnh. Không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản
trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau
11. Nước rửa bát. Hóa chất có trong thành phần của nước rửa
bát nếu rửa không sạch sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nếu chúng ta
ăn phải
12. Túi nilon. Túi nilon chứa BPA sẽ tác động đến não làm chậm
phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Đây cũng là loại chất
có khả năng gây ung thư cực cao
13. Dao gọt hoa quả, máy xay sinh tố. Hãy đừng ngại thay thế
khi thấy biểu hiện hoen gỉ. Mỗi chiếc dao chỉ nên sử dụng trong vòng 2 năm
Theo Suckhoedoisong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét