Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Tác dụng bất ngờ của cây mật gấu



Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Bắc Kạn, Cao Bằng có một loại cây thuốc mà thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu nên người địa phương gọi là "Cay mat gau" Tên chính thức của nó là Hoàng Liên Ô Rô, còn gọi là Mã hồ, Thích hoàng liên, Tông plềnh (H'mông). Tên khoa học là Mahonia nepalensis DC, thuộc học Hoàng Liên gai (Berberidaceae)
Đây là cây gỗ nhỉ, có thể cao 4 - 6cm. Lá kép hình lông chim sẻ, mọc sole, dài 20 - 40cm, mang 11 - 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 - 10cm, rộng 2 - 4,5 cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như hai gai nhỏ. các cụm hoa ở ngọn thân, mang nhiều hoa màu vàng nhạt; lá đài 9, xếp thành 3 vòng; cánh hoa 6, có tuyến ở gốc; nhị 6; bầu hình trụ. Quả thịt hình trái xoan, đường kính khoảng 1 cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh lơ, chứa 3 - 5 hạt. Mùa hoa: tháng 2 - 4, quả: tháng 5 - 6

Ở Việt Nam cây Hoàng liên ô rô mọc hoang, thường gặp ở một số các tỉnh vùng núi cao và mát như cao Bằng, Lào Cai ... Ngoài ra còn có ở nhiều nước châu á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, ... người ta dùng lá, thân, rễ và quả để làm thuốc. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu.

Trong cây có các alkaloid nhóm benzyl isoquinilein gồm berberin, oxyacanthin, isotetrandrin, palmatin và jatrorrhizin... Rễ còn cưa umbellatin và neprotin. Quả cũng có berberin và jatrorrhizin.

Theo Đông y Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận; có tác dụng thah nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm se. Người ta thường dùng rễ hoặc thân sắc uống ( 10 - 20g) hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đo. Dùng lá hay quả ( 8 - 12g) sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác nhau. Nó còn được dùng chữa cơn ho, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt ù tai, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa, chữa viêm da, dị ứng, lở ngứa. Ở Ấn Độ người ta dùng quả trị kết lỵ, lợi tiểu, làm dịu và kích thích.

Ngoài cây nói trên, ở Việt Nam cũng như Trung Quốc còn có loài Mahonia bealei (Fort) cũng cso những alcaloid chính tương tự, và cũng được dùng như hoàng liên ô rô


Chú ý: Không nhầm lẫn Cay mat gau này với cây Gáo đỏ, hay Vàng khiêng đỏ, cũng có tên là cây mật gấu, tên khoa học là Neonauclea purpurea. Họ cà phê. Đây là cây gỗ cao 10 - 15cm, mọc ở Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Vị rất đắng. Gỗ dùng trong xây dựng. Theo cố lương y L.T.Đức thì cành và vỏ cây này dùng làm thuốc chữa đau họng viêm amydal, viêm ruột, lỵ, viêm đường tiết niệu; dùng 20 - 40g sắc uống. Cành tươi nấu nước, ngâm rửa chữa lở ngứa, lở hàm, chảy nước và viêm da

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét